.. ..

Sáng ngày 12/4, trong không khí trang trọng, công ty TNHH Dược liệu Trương Dương và Công ty TNHH Sản xuất dược liệu quý Ngọc Bích đã tổ chức buổi lễ ký kết hợp đồng về việc hợp tác nuôi trồng và bảo tồn giống Sâm báo tại tỉnh Hà Tĩnh.

Từ thành công của Hội Nghị “Nông nghiệp đô thị và chuyển đổi số trong nông nghiệp’’ nhấn mạnh xây dựng nền nông nghiệp đô thị theo hướng phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện thực tế về thổ nhưỡng, khí hậu; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; ứng dụng công nghệ cao gắn với chuyển đổi số, đa dạng hóa sản phẩm và liên kết theo chuỗi giá trị; trải qua thời gian bàn bạc và thảo luận công ty TNHH Dược liệu Trương Dương và công ty TNHH Sản xuất dược liệu quý Ngọc Bích đã chính thức tiến hành ký kết hợp tác nuôi trồng và bảo tồn giống Sâm báo tại tỉnh Hà Tĩnh.

Buổi lễ diễn ra trong không khí trang trọng, nghiêm túc với sự chứng kiến của nhiều chuyên gia.

Buổi lễ có sự chứng kiến của ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn; ông Dương Tất Thắng - Bí thư Thành ủy Hà Tĩnh; ông Nguyễn Duy Đức - Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Tĩnh; ông Trần Quang Hưng - Trưởng phòng kinh tế TP. Hà Tĩnh; cùng các vị khách quý.

Cũng tại buổi lễ, chuyên gia Trương Thị Ny, đại diện Hội đồng Phát triển kinh tế Châu Âu (EEDC) tại Việt Nam tin tưởng rằng, việc ký hợp đồng hợp tác trồng và bảo tồn giống sâm báo ngày hôm nay giữa công ty TNHH Dược liệu Trương Dương và công ty TNHH Sản xuất dược liệu quý Ngọc Bích sẽ không chỉ giúp phát triển kinh tế cũng như bảo tồn loài sâm quý này mà còn giúp đẩy mạnh gắn kết các doanh nghiệp tại Hà tĩnh với chuyên gia, doanh nghiệp toàn khu vực miền Trung và cả nước, góp phần tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

Chuyên gia Trương Thị Ny chúc mừng thành công của buổi lễ.

Ngay sau buổi ký kết hợp tác các chuyên gia đã tiến hành khảo sát thực địa, trao đổi về tầm nhìn và chiến lược phát triển loại thảo dược quý hiếm. Đây sẽ là cơ hội phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai của tỉnh.

Các chuyên gia khảo sát thực địa.

Sâm Báo là sản vật năm xưa dùng để dâng vua, tiến chúa và được mệnh danh là "Đại Việt đệ nhất danh sâm". Nó được đánh giá là một sản vật quý, có giá trị và bổ dưỡng, từng được các sách địa chí cổ ghi chép lại. Cuốn “Thanh Hóa tỉnh, Vĩnh Lộc huyện chí” của Lưu Công Đạo (tri huyện Vĩnh Lộc) viết năm Gia Long thứ 15 (1816) từng nhắc đến loại sản vật này: “Nước Nam có nhiều sâm, chỉ có sâm đất Biện Thượng công hiệu hơn hẳn các nơi khác. Dùng nhân sâm ở núi Báo có nhiều hiệu nghiệm kỳ lạ”.

Sách “Đồng Khánh địa dư chí” do Quốc sử quán triều Nguyễn soạn năm 1886 cũng đã nói về tác dụng của cây Sâm Báo .

Bộ sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” nhận định, Sâm Báo đặc biệt quý hiếm và xếp vào dòng Sâm Bố Chính. Sâm Báo (Hibiscus sagittifolius Kurz var septentrionalis Gagnep) chỉ thấy ở một vài điểm thuộc tỉnh Thanh Hóa.

Trải qua nhiều biến cố lịch sử, nay cây Sâm Báo lại được người người nhắc đến, săn tìm vì những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Hà Tĩnh được coi là quê hương thứ hai của sâm báo, Đất của Tổ Dược " Hải Thượng Lãn Ông - Tên Thật là LÊ HỮU TRÁC "  vùng đất linh thiêng “ Địa linh nhân kiệt” nơi có thổ nhưỡng cũng rất phù hợp với sự phát triển của cây Sâm Báo. 

Cây Sâm báo.

 Sâm báo có nhiều hợp chất như coumarin, flavonoid, đường khử, chất nhầy, acidamin, acid hữu cơ, phytosterol và sesquiterpen.

Hàm lượng chất nhầy cao, Các axid amin gồm 24 chất khác nhau gồm:  alann, prilin, tyrosin, phenylalamin, leucin… và các khoáng tốt cho cơ thể như canxi, natri, magie, sắt, đồng, kẽm photpho….
Khi nhà Hồ diệt vong, chúa Trịnh suy tàn …. Sâm Báo đã thất truyền, chỉ số ít người biết về công dụng tuyệt diệu của cây sâm này cùng với những bài thuốc bí truyền qua số ít cụ dẫn truyền về cây Sâm Báo có giá trị cao trong việc điều trị một số căn bệnh của phụ nữ, bồi bổ cơ thể phụ nữ sau sinh, phục hồi sinh lực cơ thể … Muốn Sâm Báo phát huy hết dược tính, thì quá trình thu hoạch, sơ chế phải đúng bài, phải hết sức tỉ mỷ, cầu kỳ.

Theo Đông y, Sâm Báo có vị ngọt nhạt, tính bình, vào kinh phế tỳ, có tác dụng: Nhuận phế, dưỡng tâm, sinh tân dịch; trị ho, sốt nóng, phổi yếu;

- Chữa kinh nguyệt không đều; hỗ trợ điều trị mất ngủ, kém ăn và đau lưng;

- Điều trị bệnh táo bón, mụn nhọt, ho kèm theo sốt nóng, người mệt mỏi khó chịu;

- Bồi bổ sức khỏe cho những người bị suy nhược cơ thể, sức khỏe gầy yếu, những bệnh nhân mới ốm dậy; bổ dương, chữa yếu sinh lý;

- Dùng làm loại nước giải khát rất tốt, giúp điều kinh, chữa bệnh phổi, thông tiểu tiện… Ngoài củ sâm, còn có thể dùng lá và hoa chữa ghẻ ngứa; sao với gạo thì tính ấm bổ tỳ vị, giúp tiêu hoá tốt.

Nguồn:


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Có thể bạn quan tâm